Tham nhũng Trần_Lương_Vũ

Xếp hạng tham nhũng của Trung Quốc

Trong thời gian từ năm 2001 đến 2006 Trần Lương Vũ lãnh đạo ở Thượng Hải, tệ nạn Tham nhũng ở Trung Quốc ngày càng trầm trọng:

Năm200120022003200420052006
Điểm3,53,53,43,43,23,3
Xếp hạng575966717870
Tổng số nước91102133146159163

Nguồn Tổ chức Minh bạch Quốc tế Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine

Theo một bảng Bảng báo cáo khác dựa trên quan điểm của chỉ khoảng 100 trong tổng số 1.476 doanh nhân được hỏi tại 13 nước châu Á của Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế Chính trị (Political and Economic Risk Consultancy PERC) thì tình hình tham nhũng ở Trung Quốc so với 12 nước và vùng lãnh thổ khác có được sự cải thiện vào năm 2006 nhưng vẫn còn là nước tham nhũng hàng đầu (năm 2006, Macau đứng thứ 4 với điểm là 6,11). Tính theo thang điểm từ 0 (độ tham nhũng thấp nhất) đến 10 (độ tham nhũng cao nhất), Philippines là nước châu Á có thứ hạng tham nhũng tồi tệ nhất.

Năm199619962005200520062006
NướcHạngĐiểmHạngĐiểmHạngĐiểm
Singapore11,0910,6511.2
Japan21,9323,4632,1
Hong Kong32,7933,5021,87
Malaysia45,0066,8066,25
South Korea55,1656,5086,30
Taiwan65,5346,1556,23
Thailand76,5577,20118,03
India86,8698,6396,67
Philippines96,95118.80139,40
Indonesia107,69129,10118,03
Vietnam117,78108,65107,54
China128,0087,6876,29

Nguồn: Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế Chính trị (PERC) có bổ sung số liệu năm 2006 từ bài Philippines phủ nhận thứ hạng tham nhũng do PERC công bố

Số liệu tham nhũng chính thức

Theo Tân Hoa Xã, trong thời gian từ năm 2002 tới 2004, kết quả điều tra về tình trạng tài sản nhà nước bị thất thoát do 7 cơ quan cấp bộ, Ủy ban nhà nước của chính phủ Trung Quốc phối hợp tiến hành cho thấy, hơn 500 tỷ nhân dân tệ (khoảng 62 tỷ USD), tương đương từ 3,3% tới 4,2% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chiếm từ 25% tới 33% tổng thu nhập thuế hàng năm của nước này, đã bị thất thoát và biển thủ.[3]

Một nguồn độc lập khác cũng cho kết quả tương tự. Năm 2004, nạn tham nhũng chiếm 3% - 5% tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc, tức khoảng từ 409 tỉ đến 683 tỉ nhân dân tệ, theo một báo cáo do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố vào tháng 9 năm 2005, tham nhũng đã thành dịch ở Trung Quốc và tăng nhanh trong thời kỳ cải cách kinh tế nước này.[4]

Theo Ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, từ tháng 8-2005 đến tháng 6-2006, Trung Quốc đã xử lý 13.376 vụ hối lộ với tổng số tiền 3,76 tỷ nhân dân tệ (tương đương 470 triệu USD).

Việc xử lý nghiêm các vụ hối lộ mà thường là các công ty hối lộ các quan chức chính phủ để đổi lấy những đặc ân, là nét nổi bật trong công tác của Ban Thanh tra này trong năm 2006.

Có tổng số 3.128 vụ, chiếm 23,4% tổng số vụ hối lộ kinh tế, trực tiếp liên quan tới các nhân viên chính phủ với tổng giá trị hối lộ tính bằng tiền vào khoảng 968 triệu nhân dân tệ (121 triệu USD), bằng 25,7% tổng giá trị của tất cả các vụ hối lộ kinh tế.[5]

Theo Văn phòng Kiểm toán quốc gia ước tính gần 7,1 tỉ NDT (900 triệu USD) trong các quỹ an sinh xã hội gồm hơn hơn 2 nghìn tỉ NDT của Trung Quốc đã bị tham ô.

Cảnh sát Trung Quốc đã điều tra 62.000 vụ tội phạm kinh tế trong 10 tháng đầu năm nay, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Tội phạm kinh tế, đặc biệt thường liên quan tới rất nhiều người là hành động có thể: gây mất ổn định xã hội và tổ hại tới an ninh kinh tế đất nước

Cảnh sát đã điều tra 49.000 trường hợp được thông báo, tăng 4,3% và thu hồi được 12,94 tỉ NDT. Cảnh sát cũng đã thu lại được 399 triệu NDT trong 507 trường hợp sử dụng trái phép quỹ công và 169 triệu NDT trong 501 trường hợp gian lận công quỹ.[6]

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc Tiêu Dương và Viện trưởng Kiểm sát Nhân dân Tối cao Giả Xuân Vượng đưa ra trong bản báo cáo đọc trước Quốc hội Trung Quốc ngày 13 tháng 3 năm 2007 thì tình hình tham nhũng năm 2006 của Trung Quốc là phổ biến cả nước và nghiêm trọng:

  • Trong năm 2006, Tòa án các cấp đã xét xử 9 cán bộ cấp tỉnh, 825 cán bộ cấp huyện, 92 cán bộ cấp cục cùng 23.733 vụ hối lộ, biển thủ, tham nhũng, lạm dụng công quỹ… khác. Trong đó có tới 8.310 vụ (gần 1/3) do cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước gây ra. Bên cạnh đó, 97.260 cán bộ đảng viên cũng đã bị xử lý với các hình thức khác nhau.
  • Trong năm 2006, Viện Kiểm sát đã lập án đấu tranh với 2.736 cán bộ từ cấp huyện trở lên, trong đó có 202 cán bộ cấp cục và 6 cán bộ cấp tỉnh. Ngoài ra, còn thụ lý 33.668 vụ (18.241 vụ án lớn) với 40.041 người liên quan và đã khởi tố 29.966 bị can. Trong đó có 623 vụ với số tiền nhận hối lộ, tham nhũng trị giá từ hàng triệu NDT trở lên. Cũng trong năm 2006, Viện Kiểm sát đã nhận dẫn độ 11 quan tham và thu hồi cho ngân sách nhà nước 77,2 triệu NDT.
  • Theo thống kê, tính đến tháng 5/2006 đã có khoảng 800 quan tham đào tẩu ra nước ngoài mang theo số tiền trị giá 70 tỷ NDT.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trần_Lương_Vũ http://www.24thoisu.com/News/Index.aspx?Channel=6&... http://www.asiarisk.com/subscribe/dataindx.html http://tretoday.net/tintuc/xemtin_78801.html http://www.transparency.org/regional_pages/asia_pa... http://www.laodong.com.vn/Home/quocte/tgquaanh/200... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://www.thanhtra.gov.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/Ph... http://www.thanhtra.gov.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/Ph... http://www.thanhtra.gov.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/Th... http://www.thanhtra.gov.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/Ti...